Khái niệm công ty hợp danh
Công ty hợp danh theo định nghĩa tại Luật doanh nghiệp 2020, là công ty có ít nhất 2 thành viên là chủ sở hữu, cùng hoạt động dưới 1 tên chung. Ngoài các thành viên là chủ sở hữu thì loại hình công ty này còn có thể có thể các thành viên góp vốn khác. Thành viên chủ sở hữu được gọi là thành viên hợp danh, các thành viên còn lại là thành viên góp vốn. Công ty hợp danh được đánh giá là loại hình công ty ra đời sớm nhất do nhu cầu kinh doanh, liên kết của các thành viên.
Công ty hợp danh có ít nhất 2 thành viên là chủ sở hữu cùng hoạt động kinh doanh dưới 1 tên chung
Đặc điểm công ty hợp danh
Dựa vào định nghĩa về công ty hợp danh trong Khoản 1 Điều 177 Luật doanh nghiệp Việt Nam 2020, có thể thấy đặc điểm của nó như sau:
- Có ít nhất 2 thành viên cùng sở hữu công ty, kinh doanh dưới 1 tên chung. Ngoài ra có thể có các thành viên góp vốn.
- Thành viên hợp danh phải là cá nhân và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình. Ngoài ra, Điều 180 Luật doanh nghiệp 2020 cũng quy định một số hạn chế với thành viên hợp danh như không được là thành viên hợp danh của công ty khác, không được làm chủ doanh nghiệp tư nhân,...
- Thành viên góp vốn có thể là cá nhân hoặc tổ chức, chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ bằng phần vốn góp vào công ty.
- Có tư cách pháp nhân kể từ khi được cấp GCN đăng ký doanh nghiệp.
- Không được phát hành chứng khoán dưới bất kỳ hình thức nào. Có thể huy động vốn bằng cách gia nhập thành viên góp vốn mới hoặc tăng số vốn của thành viên góp vốn cũ.
- Cơ cấu tổ chức gồm tất cả thành viên, hội đồng thành viên sẽ biểu quyết bầu 1 thành viên hợp danh là Chủ tịch hội đồng thành viên, Giám đốc, Tổng giám đốc,... tùy thuộc vào điều lệ công ty.
Công ty hợp danh phải có ít nhất 2 thành viên hợp danh, có thể có thành viên góp vốn hoặc không
Thành viên của công ty hợp danh
Như đã phân tích ở trên, thành viên công ty loại hình này gồm thành viên hợp danh và có thể có thành viên góp vốn. Dưới đây là phân biệt thành viên hợp danh và thành viên góp vốn:
Tiêu chí | Thành viên hợp danh | Thành viên góp vốn |
Số lượng | Ít nhất 2 cá nhân trở lên | Có thể có hoặc không |
Phạm vi chịu trách nhiệm | Toàn bộ bằng tất cả tài sản về nghĩa vụ của công ty | Chỉ trách nhiệm về các khoản nợ trong phạm vi số vốn đã góp |
Lợi nhuận | Được chia theo thỏa thuận hoặc tương ứng với tỷ lệ vốn góp trong vốn điều lệ | Được chia lợi nhuận tương ứng với tỷ lệ vốn góp trong vốn điều lệ |
Điều hành, quản lý | - Đại diện công ty theo pháp luật; - Được nhân danh công ty tiến hành hoạt động kinh doanh, đàm phán và ký kết hợp đồng, thỏa thuận hoặc giao ước... | Không được nhân danh công ty ký kết, đàm phán, điều hành và quản lý |
Chuyển nhượng vốn | Không được phép nếu không được sự chấp thuận của thành viên hợp danh khác | Được phép chuyển nhượng phần vốn góp của mình tại công ty cho người khác |
Hạn chế | - Không được làm chủ doanh nghiệp tư nhân trừ khi được các thành viên hợp danh khác chấp thuận - Không được là thành viên hợp danh của công ty hợp danh khác trừ khi được các thành viên hợp danh khác chấp thuận | Không bị hạn chế |
Cơ cấu tổ chức và điều hành trong công ty hợp danh
Công ty hợp danh gồm tất cả các thành viên là thành viên hợp danh và có thể có thành viên góp vốn.
- Các thành viên hợp danh là chủ sở hữu, đồng nghĩa với đó là người đại diện theo pháp luật.
- Thành viên hợp danh chịu trách nhiệm điều hành, quản lý, kiểm soát, tổ chức hoạt động kinh doanh của công ty.
- Các thành viên hợp danh biểu quyết bầu ra 1 thành viên hợp danh là Chủ tịch hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc theo Điều lệ công ty.
- Việc quyết định các hoạt động kinh doanh trong công ty được thông qua theo nguyên tắc đa số thành viên hợp danh chấp thuận.
Các thành viên hợp danh có quyền quản lý, kiểm soát, điều hành và tổ chức hoạt động của công ty
Nhược điểm và ưu điểm của công ty hợp danh
Bất kỳ loại hình doanh nghiệp nào cũng sẽ có những ưu điểm và nhược điểm riêng. Đối với công ty hợp danh, ưu nhược điểm như sau:
Ưu điểm:
- Dễ dàng tạo dựng mối quan hệ và uy tín với khách hàng và đối tác kinh doanh vì các thành viên có chế độ chịu trách nhiệm vô hạn.
- Dễ quản lý nhân sự, quản lý điều hành công ty và phân chia công việc.
- Lợi thế khi hoạt động trong lĩnh vực chỉ có công ty hợp danh được phép đăng ký
Nhược điểm:
- Trách nhiệm vô hạn vừa là lợi thế vừa là thách thức bởi nó mang đến rủi ro cho thành viên hợp danh. Thành viên hợp danh phải chịu toàn bộ trách nhiệm bằng tất cả tài sản của mình.
- Gặp khó khăn trong việc huy động vốn vì không được phát hành chứng khoán.
- Chưa phổ biến tại Việt Nam.
Công ty hợp danh có thể chuyển đổi loại hình không?
Theo pháp luật Việt Nam, các hình thức chuyển đổi loại hình doanh nghiệp bao gồm:
- Công ty TNHH 1 thành viên sang công ty TNHH 2 thành viên trở lên và ngược lại
- Công ty cổ phần sang công ty TNHH 2 thành viên trở lên
- Công ty TNHH 1 thành viên là tổ chức sang công ty TNHH 1 thành viên là cá nhân
- Công ty TNHH sang công ty cổ phần
- Doanh nghiệp tư nhân sang công ty TNHH, công ty hợp danh, công ty cổ phần
Như vậy, doanh nghiệp tư nhân có thể chuyển đổi sang công ty hợp danh nhưng công ty hợp danh là loại hình không được phép chuyển đổi sang hình thức doanh nghiệp hay công ty khác.
Công ty hợp danh không thể chuyển đổi sang loại hình khác
Công ty hợp danh ở Việt Nam
Hiện tại công ty hợp danh ở Việt Nam không nhiều, chủ yếu là hoạt động trong lĩnh vực luật, đấu giá. Ví dụ Công ty Luật hợp danh Đông Thành, công ty Luật hợp danh Niềm Tin Việt, công ty đấu giá hợp danh Bắc Trung Nam, công ty Luật hợp danh LA, công ty đấu giá hợp danh Nam Việt,...
Dịch vụ thành lập công ty tại Việt Mỹ uy tín, thủ tục nhanh gọn, giá siêu ưu đãi chỉ từ 680.000 đồng
Đăng ký thành lập doanh nghiệp không phải là công việc đơn giản mà đòi hỏi phải có chuyên môn và kinh nghiệm. Vì vậy, sử dụng dịch vụ thành lập công ty giúp bạn tiết kiệm thời gian tìm hiểu thủ tục, cách thức, tiết kiệm công sức và chi phí đi lại. Với đội ngũ nhân sự được đào tạo chuyên sâu, có hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Luật và kế toán, Việt Mỹ cam kết sẽ mang đến chất lượng dịch vụ tốt nhất và nhanh nhất cho bạn.
Lợi ích khi sử dụng dịch vụ thành lập công ty của Việt Mỹ
- Được tư vấn về cách đặt tên doanh nghiệp đúng luật, chuyên nghiệp, độc đáo;
- Hướng dẫn chọn loại hình phù hợp, đúng chuẩn mực và mang lại may mắn, thuận lợi cho hoạt động về sau;
- Tư vấn mức vốn điều lệ phù hợp;
- Chọn ngành nghề kinh doanh đúng quy định;
- Tư vấn chiến lược marketing;
- Tư vấn tối ưu chi phí thuế phải đóng;
- Chúng tôi thay mặt khách hàng chuẩn bị hồ sơ, nộp hồ sơ, theo dõi kết quả và trả kết quả gồm:
+ Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (GPKD);
+ Hỗ trợ đăng ký mã số xuất nhập khẩu đối với những công ty xuất nhập khẩu;
+ Dấu công ty (dấu tròn);
+ Dấu chức danh (Làm theo số lượng khách muốn đặt);
+ Điều lệ, hồ sơ nội bộ công ty;
+ Mã số thuế đồng thời là mã số đăng ký kinh doanh;
+ Tặng đến 100 số hóa đơn điện tử;
+ Biển Mica cao cấp (Dành cho các gói All in one).
Khách hàng cần chuẩn bị gì khi thành lập công ty tại Việt Mỹ?
Sử dụng dịch vụ thành lập công ty, thành lập doanh nghiệp tại Luật và Kế toán Việt Mỹ, Quý khách hàng chỉ cần chuẩn bị:
- Tên công ty: Bạn nên lựa chọn tên chuyên nghiệp và có thể mở rộng phát triển nhiều ngành nghề kinh doanh sau này. Nếu chưa có tên cho riêng mình, chúng tôi sẽ tư vấn cho bạn.
- Địa điểm làm trụ sở: Địa chỉ doanh nghiệp có thể lựa chọn linh hoạt;
- Chứng minh nhân dân/ Căn cước công dân của thành viên sáng lập doanh nghiệp/ người đại diện theo pháp luật.
Còn lại cứ để Việt Mỹ lo.
Thông tin liên hệ Công ty TNHH Luật và Kế toán Việt Mỹ
Hệ thống chi nhánh: https://ketoanvietmy.com/chi-nhanh
Website: https://ketoanvietmy.com/
Fanpage: https://www.facebook.com/congtyketoanvietmy
Hotline: 0981 345 339
Địa chỉ: SỐ NHÀ 12 NGÕ 54 NGUYỄN THỊ ĐỊNH, PHƯỜNG TRUNG HÒA - QUẬN CẦU GIẤY