Sau khi khách hàng mua hàng hóa hoặc dịch vụ với giá được chiết khấu đã thỏa thuận trong hợp đồng hoặc cam kết, kế toán viên cần thực hiện việc hạch toán chiết khấu thương mại. Vậy hạch toán chiết khấu thương mại là gì, để hạch toán thì sử dụng tài khoản kế toán nào và cách hạch toán chuẩn theo luật định như thế nào? Cùng Luật và Kế toán Việt Mỹ theo dõi bài viết dưới đây để tìm lời giải đáp nhé!
Chiết khấu thương mại là gì?
Trước khi tìm hiểu hạch toán chiết khấu thương mại thì bạn cần hiểu khái niệm, phân loại chiết khấu thương mại là gì. Chiết khấu thương mại là số tiền giảm giá mà khách hàng được hưởng khi mua một số lượng hàng hóa nhất định theo chương trình chiết khấu mà doanh nghiệp đặt ra. Có 3 hình thức chiết khấu thương mại chính, đó là:
- Chiết khấu thương mại sau 1 lần mua hàng: Khách mua hàng được giảm giá ngay sau khi mua hàng lần đầu tiên.
- Chiết khấu thương mại sau nhiều lần mua hàng: Khách hàng sẽ được giảm giá sau khi mua hàng nhiều lần.
- Chiết khấu sau chương trình khuyến mại: Sau khi xuất hóa đơn bán hàng mới tính chiết khấu được hưởng.

Chiết khấu thương mại là số tiền khách được giảm khi mua một số lượng hàng hóa nhất định
Hạch toán chiết khấu thương mại là gì?
Hạch toán chiết khấu thương mại là hệ thống công việc gồm quan sát, đo lường, tính toán, ghi chép hoạt động giảm giá chiết khấu và ghi bút toán theo đúng quy định.
Tài khoản chiết khấu thương mại và tài khoản kế toán liên quan
Theo Thông tư 200/2014/TT-BTC, tài khoản dùng để hạch toán chiết khấu thương mại là tài khoản 5211 (TK 5211) - kết chuyển tổng số chiết khấu thương mại sang TK 511. Nếu doanh nghiệp hạch toán chiết khấu thương mại theo Thông tư 133/2016/TT-BTC thì sẽ sử dụng luôn TK 511 thay vì TK 521.
Hướng dẫn cách hạch toán chiết khấu thương mại
Tùy từng trường hợp chiết khấu giảm giá hàng hóa mà quy trình hạch toán chiết khấu thương mại là khác nhau. Bên cạnh đó, cách hạch toán chiết khấu thương mại theo Thông tư 200 và Thông tư 133 cũng có những sự khác biệt và tài khoản kế toán hạch toán.
Hạch toán chiết khấu thương mại theo Thông tư 200
Hạch toán chiết khấu thương mại theo Thông tư 200/2014/TT-BTC có 4 trường hợp như sau:
Chiết khấu giảm giá ngay khi mua hàng
Với trường hợp này, khách hàng được hưởng chiết khấu giảm giá ngay khi mua hàng và giá ghi trên hóa đơn là giá đã chiết khấu. Kế toán tiến hành hạch toán như sau:
- Bên mua:
+ Nợ TK 156: Tổng số tiền trước thuế
+ Nợ TK 1331: Thuế VAT
+ Có TK 111, 112, 331: Số tiền ghi trên hóa đơn
- Bên bán:
+ Nợ TK 111, 112, 131: Số tiền ghi trên hóa đơn
+ Có TK 511: Tổng số tiền trước thuế
+ Có TK 3331: Thuế VAT
Mua nhiều lần mới được chiết khấu
Trường hợp khách mua hàng nhiều lần mới được chiết khấu thì số tiền chiết khấu được trừ trực tiếp trên hóa đơn và tính trên hóa đơn bán hàng của lần mua cuối cùng (hoặc tính sang kỳ sau). Kế toán tiến hành hạch toán như sau:
- Bên mua:
+ Nợ TK 156: Giá trên hóa đơn
+ Nợ TK 1331: Thuế VAT
+ Có TK 111, 112, 331: Số tiền bao gồm chiết khấu
- Bên bán:
+ Phản ánh chi phí chiết khấu thương mại: Nợ TK 521, nợ TK 3331; có TK 131, 111, 112
+ Phản ánh doanh thu: Nợ TK 131; có TK 511, có TK 3331
+ Thu tiền theo hóa đơn đã chiết khấu: Nợ TK 111, 112; có TK 131.
Hóa đơn ghi số tiền chiết khấu nhiều hơn tiền bán hàng
Trường hợp tiền chiết khấu được ghi trên hóa đơn nhiều hơn tiền bán hàng thì kế toán phải tạo lập 1 tờ hóa đơn riêng cho phần chiết khấu thương mại đó. Kế toán tiến hành hạch toán trong trường hợp này như sau:
- Bên bán:
+ Nợ TK 521: Chi phí chiết khấu thương mại
+ Nợ TK 3331: Thuế VAT
+ Có TK 131: Tiền thanh toán chiết khấu
- Bên mua:
+ Nợ TK 331: Số tiền chiết khấu thương mại
+ Có TK 156, TK 632: Giảm giá vốn, giảm giá trị hàng tồn
+ Có TK 1331: Giảm tiền thuế đã khấu trừ
Hết chương trình mới lập chiết khấu
Trường hợp khi hết chương trình mới lập chiết khấu thương mại thì kế toán cần làm hóa đơn điều chỉnh trong đó có ghi chi tiết số tiền, số thuế cần điều chỉnh cùng với bảng kê chi tiết số hóa đơn cần điều chỉnh. Sau đó tiến hành hạch toán như sau:
- Bên bán:
+ Nợ TK 521: Chi phí chiết khấu thương mại
+ Nợ TK 3331: Tiền thuế VAT
+ Có TK 111, 112, 131
- Bên mua:
+ Ghi giảm giá trị hàng tồn nếu hàng chiết khấu tồn kho: Nợ TK 331, 111, 112; có TK 156, có TK 1331;
+ Ghi giảm giá vốn hàng bán nếu hàng chiết khấu đã bán: Nợ TK 331, 111, 112; có TK 632, có TK 1331;
+ Ghi giảm chi phí tương ứng nếu hàng chiết khấu đã đưa vào sản xuất, quản lý: Nợ TK 331, 111, 112; có TK 154, 642, có TK 1331;
+ Ghi giảm chi phí xây dựng cơ bản nếu hàng chiết khấu đã dùng để xây dựng cơ bản: Nợ TK 331, 111, 112; có TK 241, có TK 1331.
Doanh nghiệp nộp thuế theo phương pháp trực tiếp
Nếu doanh nghiệp nộp thuế theo phương pháp trực tiếp thì kế toán dựa vào hóa đơn bán hàng và tiến hành hạch toán chiết khấu thương mại như sau:
- Phản ánh số tiền chiết khấu thương mại:
+ Nợ TK 521: Chiết khấu thương mại
+ Có TK 131: Phải thu của khách
- Phản ánh doanh thu bán hàng:
+ Nợ TK 131: Phải thu của khách
+ Có TK 521: Doanh thu bán hàng

Hạch toán chiết khấu thương mại theo Thông tư 200 sử dụng tài khoản 521
Hạch toán chiết khấu thương mại theo Thông tư 133
Theo Thông tư 133/2016/TT-BTC thì tài khoản dùng để hạch toán chiết khấu thương mại là TK 511. Tùy từng trường hợp chiết khấu mà cách hạch toán khác nhau.
Mua hàng 1 lần đã được chiết khấu giảm giá
- Bên bán:
+ Nợ TK 111, 112, 131;
+ Có TK 511;
+ Có TK 3331.
- Bên mua:
+ Nợ TK 156;
+ Nợ TK 1331;
+ Có TK 331, 111, 112.
Sau nhiều lần mua hàng mới được chiết khấu
- Bên bán:
+ Nợ TK 511;
+ Nợ TK 3331;
+ Có TK 112, 111, 131
- Bên mua:
+ Nếu hàng chiết khấu tồn kho: Nợ TK 111, 112, 131; có TK 156, có TK 1331.
+ Nếu hàng chiết khấu đã bán: Nợ TK 111, 112, 131, có TK 632, có TK 1331.
+ Nếu hàng chiết khấu đã được đưa vào sản xuất: Nợ TK 111, 112, 131; có TK 1541, 642, có TK 1331.
Số tiền chiết khấu nhỏ hơn số tiền ghi trên hóa đơn
- Bên bán:
+ Nợ TK 111, 112, 131;
+ Có TK 511;
+ Có TK 3331.
- Bên mua:
+ Nợ TK 156;
+ Nợ TK 1331;
+ Có TK 111, 112, 331
Số tiền chiết khấu lớn hơn số tiền ghi trên hóa đơn
- Bên bán:
+ Phản ánh số tiền chiết khấu thương mại: Nợ TK 511, nợ TK 3331; có TK 131, 112, 111;
+ Kết chuyển cuối kỳ: Nợ TK 511
- Bên mua:
+ Trường hợp hàng chiết khấu tồn kho: Nợ TK 331, 111, 112; có TK 156, có TK 1331.
+ Trường hợp hàng chiết khấu đã bán: Nợ TK 331, 111, 112; có TK 632, có TK 1331.
+ Trường hợp hàng chiết khấu đã được đưa vào sản xuất, kinh doanh, quản lý: Nợ TK 331, 111, 112; có TK 154, 642, có TK 1331.
+ Trường hợp hàng chiết khấu đã được dùng để xây dựng cơ bản: Nợ TK 331, 111, 112; có TK 241, có TK 1331.
Hết chương trình mới lập chiết khấu
- Bên bán:
+ Nợ TK 511;
+ Nợ TK 3331.
- Bên mua:
+ Ghi giảm giá trị hàng tồn kho nếu hàng chiết khấu tồn trong kho: Nợ TK 331, 111, 112; có TK 156, có TK 1331
+ Ghi giảm vốn hàng bán nếu hàng chiết khấu đã bán: Nợ TK 331, 111, 112; có TK 632, có TK 1331.
+ Ghi giảm chi phí nếu hàng chiết khấu đã đưa vào sản xuất, quản lý: Nợ TK 331, 111, 112; có TK 154, 642, có TK 1331.
+ Ghi giảm chi phí xây dựng cơ bản nếu hàng chiết khấu đã dùng để xây dựng cơ bản: Nợ TK 331, 111, 112; có TK 241, có TK 1331.
Doanh nghiệp nộp thuế theo phương pháp trực tiếp
Trường hợp doanh nghiệp nộp thuế theo phương pháp trực tiếp thì kế toán dựa vào hóa đơn bán hàng và hạch toán chiết khấu thương mại như sau:
- Phản ánh số tiền chiết khấu thương mại:
+ Nợ TK 511;
+ Có TK 131
- Phản ánh doanh thu bán hàng:
+ Nợ TK 131;
+ Có TK 511.

Kế toán hạch toán chiết khấu thương mại theo thông tư 133 sử dụng tài khoản 511
Kết luận
Như vậy, bài viết trên đây của Việt Mỹ đã hướng dẫn cách hạch toán chiết khấu thương mại chi tiết theo đúng quy định của pháp luật, cụ thể là theo Thông tư 200 và theo Thông tư 133. Nếu bạn có vướng mắc nào trong quá trình hạch toán, kế toán, kiểm toán thì để lại lời nhắn hoặc gọi ngay hotline của chúng tôi để được hỗ trợ cụ thể hơn. Bên cạnh đó, nếu doanh nghiệp của bạn có nhu cầu sử dụng dịch vụ kế toán, kiểm toán trọn gói từ A - Z thì có thể tham khảo dịch vụ của Luật và Kế toán Việt Mỹ.
Luật và Kế toán Việt Mỹ là hệ sinh thái dịch vụ được thành lập từ năm 2012, đến nay đã có mặt tại 54+ tỉnh thành gồm Hà Nội, Bắc Ninh, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hà Nam, Nam Định, Quảng Ninh, Đà Nẵng, TP.HCM, Thái Nguyên,… Chúng tôi sở hữu đội ngũ kế toán viên, kế toán trưởng có bề dày kiến thức, chuyên môn cao và kinh nghiệm làm việc thực tế chuyên nghiệp đảm bảo sẽ mang tới dịch vụ tốt nhất với giá tốt nhất cho Quý khách hàng.
Quý khách hàng trên TOÀN QUỐC muốn sử dụng dịch vụ của Việt Mỹ vui lòng liên hệ hotline để nhận báo giá và tư vấn nhanh chóng.
Thông tin liên hệ: Công ty TNHH Luật và kế toán Việt Mỹ
Website: https://ketoanvietmy.com/
Fanpage: https://www.facebook.com/congtyketoanvietmy
Hotline: 0981 345 339
Danh sách chi nhánh: Liên hệ hotline công ty hoặc xem TẠI ĐÂY