Công ty đại chúng là gì? Đây là một trong những thuật ngữ trong ngành tài chính mới xuất hiện từ năm 2006. Vậy, nguồn gốc hình thành công ty đại chúng trên thế giới và theo luật Việt Nam được quy định như thế nào? Tìm hiểu ngay qua những chia sẻ dưới đây của Luật & Kế toán Việt Mỹ nhé!
Công ty đại chúng là gì?
Theo Luật chứng khoán 2006, tại Khoản 1 Điều 25. Công ty đại chúng có quy định như sau:
“1. Công ty đại chúng là công ty cổ phần thuộc một trong ba loại hình sau đây:
a) Công ty đã thực hiện chào bán cổ phiếu ra công chúng;
b) Công ty có cổ phiếu được niêm yết tại Sở giao dịch chứng khoán hoặc Trung tâm giao dịch chứng khoán;
c) Công ty có cổ phiếu được ít nhất một trăm nhà đầu tư sở hữu, không kể nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp và có vốn điều lệ đã góp từ mười tỷ đồng Việt Nam trở lên.”

Định nghĩa: Công ty đại chúng là gì?
Công ty đại chúng tiếng Anh là gì?
Vốn dĩ, thuật ngữ Công ty đại chúng xuất hiện khá muốn, được dịch từ cụm từ tiếng Anh Public companies, publicly traded, publicly held company hoặc public corporation.
Công ty đại chúng theo Luật chứng khoán 2019
Theo sự thay đổi vào được ban hành tại Luật chứng khoán 2019, Khoản 1, Điều 32 có quy định lại về công ty đại chúng như sau:
“1. Công ty đại chúng là công ty cổ phần thuộc một trong hai trường hợp sau đây:
a) Công ty có vốn điều lệ đã góp từ 30 tỷ đồng trở lên và có tối thiểu là 10% số cổ phiếu có quyền biểu quyết do ít nhất 100 nhà đầu tư không phải là cổ đông lớn nắm giữ;
b) Công ty đã thực hiện chào bán thành công cổ phiếu lần đầu ra công chúng thông qua đăng ký với Ủy ban Chứng khoán Nhà nước theo quy định tại khoản 1 Điều 16 của Luật này.”
Phân biệt: Công ty đại chúng và công ty niêm yết
Nhiều người thường nhầm lẫn giữa 2 khái niệm công ty đại chúng và công ty niêm yết là một. Tuy nhiên, đây là 2 hình thức công ty hoàn toàn khác biệt. Trên thực tế, công ty niêm yết là một trong những loại hình công ty đại chúng.
Dựa trên việc chứng khoán của công ty đã niêm yết trên sàn giao dịch tập trung hoặc chưa niêm yết để phân loại, bao gồm: Công ty đại chúng đã niêm yết và công ty đại chúng chưa niêm yết. Cụ thể:

Phân biệt: Công ty đại chúng và công ty niêm yết
Công ty đại chúng niêm yết là gì?
Công ty niêm yết là công ty niêm yết và cổ phiếu của nó sẽ được giao dịch công khai trên sàn chứng khoán sau khi đăng ký. sự phát triển. Bởi vì một công ty đại chúng tạo ra niềm tin và thu hút các nhà đầu tư đầu tư vào doanh nghiệp. Khi trở thành công ty niêm yết, công ty phải chia sẻ công khai, minh bạch thông tin cổ phiếu của công ty và nguyên tắc của công ty phát hành chứng khoán để huy động vốn. Do đó, khả năng huy động vốn trên thị trường chứng khoán được coi là động lực thúc đẩy trở thành công ty đại chúng.
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 25 Luật chứng khoán 2006 thì công ty đại chúng niêm yết phải đáp ứng các điều kiện sau:
+ Công ty đại chúng phải có vốn điều lệ trên 80 tỷ đồng
+ Khả năng sản xuất kinh doanh phải có lãi, lãi được tính là 2 năm trước khi niêm yết
+ Nhà đầu tư nắm giữ ( không kể các tổ chức tài chính) công ty đại chúng yêu cầu phải có tối thiểu là 100 nhà đầu tư, điều kiện 100 cổ đông nắm giữ ít nhất 20% cổ phiếu
+ Ban lãnh đạo nắm giữ 100% trong 6 tháng đầu tiên và 50% trong 6 tháng tiếp theo.
Công ty cổ phần chưa niêm yết chứng khoán
+ Công ty đã phát hành cổ phiếu nhưng chưa được niêm yết và cho phép giao dịch tại các trung tâm giao dịch chứng khoán.
+ Cổ phiếu có lãi nhanh chóng nhưng lại có nhiều rủi ro, nguy cơ cao
+ Thông tin công khai về tình hình công ty không quá khắt khe. Tuy vậy, luật doanh nghiệp đảm bảo cổ đông được cung cấp những thông tin cơ bản về tình hình tài chính, hoạt động của công ty.
+ Công ty có nhiều yếu tố bất ổn và tồn tại ngoài ý muốn chủ quan của các cổ đông.
Hủy công ty đại chúng là gì?
Vấn đề và cách hủy công ty đại chúng được Quy định rõ ràng tại Điều 38, Mục 1 - QUY ĐỊNH CHUNG VỀ CÔNG TY ĐẠI CHÚNG, Chương III: CÔNG TY ĐẠI CHÚNG trong Luật chứng khoán 2019. Cụ thể như sau:

Cách hủy tư cách công ty đại chúng
“Hủy tư cách công ty đại chúng
Công ty đại chúng có trách nhiệm gửi Ủy ban Chứng khoán Nhà nước văn bản thông báo kèm danh sách cổ đông do Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam cung cấp trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày có vốn điều lệ đã góp không đủ 30 tỷ đồng tính trên báo cáo tài chính gần nhất được kiểm toán hoặc có cơ cấu cổ đông không đáp ứng điều kiện quy định tại điểm a khoản 1 Điều 32 của Luật này căn cứ theo xác nhận của Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam.
Sau 01 năm kể từ ngày không còn đáp ứng quy định tại điểm a khoản 1 Điều 32 của Luật này mà công ty vẫn không đáp ứng được điều kiện là công ty đại chúng, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước xem xét hủy tư cách công ty đại chúng.
Công ty phải thực hiện đầy đủ các quy định liên quan đến công ty đại chúng cho đến thời điểm Ủy ban Chứng khoán Nhà nước thông báo hủy tư cách công ty đại chúng.
Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước về việc hủy tư cách công ty đại chúng, công ty có trách nhiệm thông báo việc hủy tư cách công ty đại chúng trên trang thông tin điện tử của công ty, phương tiện công bố thông tin của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam và thực hiện thủ tục hủy niêm yết, đăng ký giao dịch theo quy định của pháp luật.
Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định việc hủy tư cách công ty đại chúng đối với trường hợp không đáp ứng điều kiện là công ty đại chúng do tổ chức lại, giải thể, phá sản doanh nghiệp.”
“Điều 39. Hồ sơ hủy tư cách công ty đại chúng
Công ty đại chúng thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 38 của Luật này phải nộp hồ sơ hủy tư cách công ty đại chúng đến Ủy ban Chứng khoán Nhà nước. Hồ sơ hủy tư cách công ty đại chúng bao gồm:
Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
Văn bản thông báo về việc công ty đại chúng không còn đáp ứng quy định tại điểm a khoản 1 Điều 32 của Luật này;
Danh sách cổ đông do Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam cung cấp;
Báo cáo tài chính năm gần nhất được kiểm toán bởi tổ chức kiểm toán được chấp thuận. Trường hợp công ty tăng vốn điều lệ sau thời điểm kết thúc kỳ kế toán năm gần nhất, công ty phải bổ sung báo cáo tài chính kỳ gần nhất được kiểm toán.”
Quy định mới về công ty đại chúng
Các vấn đề về cách làm hồ sơ đăng ký, hay quyền và nghĩa vụ của công ty đại chúng cũng được cập nhật trong Mục 1 - QUY ĐỊNH CHUNG VỀ CÔNG TY ĐẠI CHÚNG, Chương III: CÔNG TY ĐẠI CHÚNG trong Luật chứng khoán 2019, tại Điều 32, 33 và 34. Cụ thể như sau:

Quy định mới nhất về công ty đại về
“Điều 33. Hồ sơ đăng ký công ty đại chúng
Hồ sơ đăng ký công ty đại chúng bao gồm:
a) Giấy đăng ký công ty đại chúng;
b) Điều lệ công ty;
c) Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
d) Bản công bố thông tin về công ty đại chúng bao gồm thông tin tóm tắt về mô hình tổ chức bộ máy, hoạt động kinh doanh, bộ máy quản lý, cơ cấu cổ đông, tài sản, tình hình tài chính và các thông tin khác.
đ) Báo cáo tài chính năm gần nhất của công ty cổ phần được kiểm toán bởi tổ chức kiểm toán độc lập. Trường hợp công ty tăng vốn điều lệ sau thời điểm kết thúc kỳ kế toán năm gần nhất, công ty phải bổ sung báo cáo tài chính kỳ gần nhất được kiểm toán;
e) Danh sách cổ đông.
Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành mẫu Bản công bố thông tin về công ty đại chúng và quy định hồ sơ đăng ký công ty đại chúng hình thành sau chia, tách, hợp nhất, sáp nhập doanh nghiệp.
Điều 34. Quyền và nghĩa vụ của công ty đại chúng
Sau khi Ủy ban Chứng khoán Nhà nước xác nhận hoàn tất việc đăng ký công ty đại chúng, công ty đại chúng có các quyền và nghĩa vụ sau đây:
a) Công bố thông tin theo quy định của Luật này;
b) Tuân thủ quy định về quản trị công ty theo quy định của Luật này;
c) Thực hiện đăng ký cổ phiếu tập trung tại Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam theo quy định tại Điều 61 của Luật này;
d) Công ty đại chúng quy định tại điểm a khoản 1 Điều 32 của Luật này phải đăng ký giao dịch cổ phiếu trên hệ thống giao dịch cho chứng khoán chưa niêm yết trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày Ủy ban Chứng khoán Nhà nước xác nhận hoàn tất việc đăng ký công ty đại chúng. Sau 02 năm kể từ ngày giao dịch đầu tiên trên hệ thống giao dịch cho chứng khoán chưa niêm yết, công ty đại chúng có quyền nộp hồ sơ đăng ký niêm yết khi đáp ứng các điều kiện niêm yết chứng khoán;
đ) Công ty đại chúng quy định tại điểm b khoản 1 Điều 32 của Luật này phải đưa cổ phiếu vào niêm yết hoặc đăng ký giao dịch trên hệ thống giao dịch chứng khoán trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày kết thúc đợt chào bán ra công chúng.
Ngoài các quyền và nghĩa vụ quy định tại khoản 1 Điều này, công ty đại chúng có các quyền và nghĩa vụ theo quy định của Luật Doanh nghiệp và quy định khác của pháp luật có liên quan.”
Thời hạn nộp hồ sơ đăng ký công ty đại chúng
“2. Công ty cổ phần quy định tại điểm a khoản 1 Điều này phải nộp hồ sơ đăng ký công ty đại chúng quy định tại khoản 1 Điều 33 của Luật này cho Ủy ban Chứng khoán Nhà nước trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày công ty hoàn thành việc góp vốn và có cơ cấu cổ đông đáp ứng quy định tại điểm a khoản 1 Điều này.
Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ đăng ký công ty đại chúng đầy đủ và hợp lệ của công ty cổ phần theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều này hoặc nhận được báo cáo kết quả hoàn thành đợt chào bán của công ty cổ phần theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều này, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước có trách nhiệm xác nhận hoàn tất việc đăng ký công ty đại chúng, đồng thời công bố tên, nội dung kinh doanh và các thông tin khác liên quan đến công ty đại chúng trên phương tiện công bố thông tin của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.”
Kết
Công ty đại chúng là từ ngữ mới, vì vậy các thông tin và luật ban hành cũng chưa được phổ biến. Trên đây là tổng hợp những thông tin chia sẻ của Luật & Kế toán Việt Mỹ về khái niệm và quy định công ty đại chúng là gì?
Nhu cầu muốn trở thành công ty đại chúng và hiểu rõ hơn về các quy định của hình thức công ty này vui lòng liên hệ cùng Việt Mỹ qua Hotline để được hỗ trợ tư vấn Hotline: 0981 345 339