Bạn đang theo đuổi ngành luật hoặc có dự định đăng ký học ngành này, đặc biệt là chuyên ngành luật dân sự thì bạn cần tìm hiểu về đối tượng điều chỉnh của luật dân sự, điểm khác biệt so với đối tượng điều chỉnh của các ngành luật khác là gì,... Nhằm giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về những vấn đề xoay quanh đối tượng điều chỉnh của luật dân sự, đội ngũ Luật sư của Luật và kế toán Việt Mỹ đã chia sẻ thông tin qua bài viết sau đây. Hãy cùng theo dõi nhé!
Luật dân sự là gì?
Hệ thống pháp luật nước CHXHCN Việt Nam bao gồm nhiều ngành luật khác nhau như luật hình sự, luật hành chính, luật kinh tế, luật dân sự,... Trong đó, luật dân sự là các quy phạm điều chỉnh một số quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản trong các giao dịch dân sự.

Luật dân sự là hệ thống quy phạm điều chỉnh quan hệ tài sản và một số quan hệ nhân thân
Đối tượng điều chỉnh của luật dân sự
Dựa vào định nghĩa về luật dân sự, có thể thấy đối tượng điều chỉnh của luật dân sự là quan hệ tài sản và một số quan hệ nhân thân phi tài sản trong các giao dịch dân sự. Chủ thể tham gia quan hệ dân sự có thể là cá nhân hoặc pháp nhân, tổ chức độc lập, dựa trên tinh thần tự nguyện, bình đẳng và chịu trách nhiệm tài sản. Cụ thể, đối tượng điều chỉnh của luật dân sự bao gồm:
Quan hệ nhân thân
Quan hệ nhân thân giữa người với người dựa trên giá trị nhân thân và được pháp luật thừa nhận là một quyền tuyệt đối. Bộ luật Dân sự 2015 quy định chi tiết giá trị nhân thân nào được thừa nhận là quyền nhân thân, giới hạn của quyền đó, cùng với đó là biện pháp bảo vệ quyền nhân thân. Quan hệ nhân thân có đặc điểm sau:
- Là quyền tuyệt đối: Sự tuyệt đối của quyền nhân thân thể hiện ở chỗ nó gắn với 1 chủ thể độc lập, không thể chuyển cho chủ thể khác. Tuy nhiên, pháp luật có quy định một số trường hợp quyền nhân thân có thể dịch chuyển cho chủ thể khác.
- Không được tính bằng tiền: Quan hệ nhân thân không có tính giá trị và không được xác định bằng tiền. Quan hệ nhân thân không gắn với tài sản gồm uy tín, danh dự của cá nhân, tổ chức; quyền thay đổi họ tên, quyền bí mật đời tư,...
Quan hệ nhân thân là một trong 2 đối tượng điều chỉnh của luật dân sự và được chia thành 2 nhóm là quan hệ nhân thân gắn với tài sản và quan hệ nhân thân không gắn với tài sản. Theo đó:
- Quan hệ nhân thân không gắn với tài sản: Là quan hệ không được xác định bằng tiền, không mang lại lợi ích vật chất. Ví dụ như quyền xác định dân tộc, quyền về bí mật đời tư, danh dự, uy tín,...
- Quan hệ nhân thân gắn với tài sản: Là quan hệ mang lại lợi ích tiền bạc, vật chất nhất định như quyền đối với cây trồng, vật nuôi; quyền tác giả,...

Quan hệ nhân thân thuộc đối tượng điều chỉnh của luật dân sự
Quan hệ tài sản thuộc đối tượng điều chỉnh của luật dân sự
Quan hệ tài sản là đối tượng điều chỉnh của luật dân sự, theo đó quan hệ giữa các chủ thể thông qua tài sản nhất định. Quan hệ tài sản có đặc điểm sau:
- Luôn gắn với tài sản: Tài sản theo quy định tại Điều 105 Bộ luật dân sự 2015 gồm tiền, giấy tờ có giá, vật, quyền tài sản. Quan hệ tài sản gồm cả trạng thái tĩnh (tài sản do ai chiếm hữu, sở hữu, sử dụng, định đoạt và trạng thái động (tài sản có thể chuyển giao giữa người này sang người khác qua quá trình trao đổi, mua bán, thuê, tặng cho,...)
- Mang tính ý chí: Quan hệ tài sản phản ánh ý chí của từng chủ thể tham gia thông qua việc xác lập, thay đổi hoặc kết thúc quan hệ. Ngoài ra, đối tượng điều chỉnh của luật dân sự - quan hệ tài sản còn chịu ảnh hưởng của ý chí Nhà nước. Thể hiện ở chỗ quan hệ tài sản phải phù hợp với quy định của Bộ luật Dân sự.
- Đối tượng điều chỉnh của luật dân sự - quan hệ tài sản được xác định bằng tính và có tính giá trị: Đối tượng của quan hệ tài sản là tiền, vật có giá trị, giấy tờ có giá, quyền tài sản và chúng đều có thể quy ra tiền tệ.
- Mang tính đền bù: Thể hiện ở sự trao đổi hàng hóa, tiền tệ. Ví dụ, để sở hữu và sử dụng một tài sản nhất định nào đó thì chủ thể phải trả tiền hoặc đổi một giá trị tương đương. Trừ trường hợp tặng cho, mượn thì không có đặc điểm mang tính đền bù ngang giá.

Quan hệ tài sản giữa người với người gắn liền với tài sản nhất định
Phương pháp điều chỉnh của luật dân sự
Phương pháp điều chỉnh của luật dân sự là tổng hợp các biện pháp mà Nhà nước áp dụng, tác động lên các đối tượng điều chỉnh của luật dân sự (quan hệ tài sản, quan hệ nhân thân) để làm cho các quan hệ này được tạo ra, thay đổi hoặc chấm dứt.
Các đối tượng điều chỉnh của luật dân sự gồm quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản phải phù hợp với ý chí của Nhà nước và lợi ích của Nhà nước, cá nhân và xã hội.
Phương pháp điều chỉnh của luật dân sự có đặc điểm sau:
- Chủ thể tham gia quan hệ tài sản, quan hệ nhân thân độc lập về tài sản, tổ chức và bình đẳng về địa vị pháp lý: Quan hệ dân sự được tạo ra dựa trên sự bình đẳng, tự nguyện giữa các bên, vì vậy yếu tố độc lập về tài sản và tổ chức là yếu tố tiên quyết tạo nên sự bình đẳng này. Bên cạnh đó, quan hệ tài sản thuộc đối tượng điều chỉnh của luật dân sự được xác định bằng tiền tệ nên cần phải có sự độc lập và bình đẳng thì mới tạo ra sự đền bù ngang giá.
- Quyền tự định đoạt của chủ thể: Mỗi chủ thể sẽ có mục đích, động cơ riêng khi tham gia vào bất kỳ một quan hệ tài sản nào. Vì vậy, pháp luật dân sự ghi nhận quyền tự quyết định lựa chọn quan hệ tài sản cụ thể của chủ thể. Chủ thể có quyền tự nguyện tham gia quan hệ tài sản, thỏa thuận nội dung quan hệ phù hợp với ý chí, mục đích, điều kiện. Ngoài ra, các chủ thể có còn thể tự thỏa thuận về biện pháp bảo đảm, trách nhiệm khi không thực hiện đúng thỏa thuận.
- Phương pháp giải quyết tranh chấp chủ yếu là hòa giải: Bắt nguồn từ sự bình đẳng dành cho các chủ thể, các phương pháp giải quyết tranh chấp dân sự thường là do các bên tự thỏa thuận. Trường hợp không thể thỏa thuận hoặc hòa giải thì tòa án sẽ là cơ quan nhà nước xử lý nếu nguyên đơn có yêu cầu.
Ví dụ về đối tượng điều chỉnh của luật dân sự
Theo phân tích ở phần bên trên bài viết, đối tượng điều chỉnh của luật dân sự gồm quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản.
- Ví dụ về quan hệ tài sản: quan hệ mua bán hàng hóa; tặng cho, cho vay, thế chấp; vận chuyển hàng hóa,...
- Ví dụ về quan hệ nhân thân không gắn với tài sản: quyền có họ tên; quyền sống; quyền được học tập; quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín, quyền thay đổi tên; quyền xác định dân tộc,...
- Ví dụ quan hệ nhân thân gắn với tài sản: quyền tác giả, quyền sáng chế,...

Quyền tác giả là một trong những quan hệ nhân thân gắn với tài sản
So sánh đối tượng điều chỉnh của luật dân sự và luật hành chính
Đối tượng điều chỉnh của luật dân sự bao gồm quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân phát sinh giữa người với người. Trong khi đó, đối tượng điều chỉnh của luật hành chính là quan hệ xã hội phát sinh giữa chủ thể (cá nhân, tổ chức) tham gia các hoạt động của Nhà nước.
Đối tượng điều chỉnh của luật dân sự mang tính tự nguyện, bình đẳng giữa các bên còn luật hành chính mang tính bắt buộc chủ thể chấp hành.
Câu hỏi thường gặp về đối tượng điều chỉnh của luật dân sự
Phần tiếp theo của bài viết, Luật và kế toán Việt Mỹ sẽ giải đáp những câu hỏi phổ biến về đối tượng điều chỉnh của luật dân sự. Cùng tìm hiểu nhé!
Luật dân sự điều chỉnh những quan hệ nào?
Như đã đề cập ở trên, Bộ luật dân sự điều chỉnh quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân.
- Quan hệ tài sản giữa người với người gắn liền với 1 tài sản (tiền, giấy tờ có giá, quyền tài sản, hoặc vật) nhất định.
- Quan hệ nhân thân gắn với giá trị nhân thân của 1 người hoặc tổ chức.
Đối tượng điều chỉnh của luật dân sự khác gì so với các ngành luật khác?
Luật dân sự là ngành luật độc lập, vì vậy đối tượng điều chỉnh của luật dân sự có sự khác biệt so với các ngành luật khác. Cụ thể như sau:
- Đối tượng điều chỉnh của luật hình sự: Là các quan hệ xã hội giữa người phạm tội và Nhà nước khi có tội phạm xảy ra.
- Đối tượng điều chỉnh của luật tố tụng hình sự: Quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình khởi tố, truy tố, xét xử và thi hành án hình sự.
- Đối tượng điều chỉnh của luật tố tụng dân sự: Là các quan hệ giữa đương sự, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, người giám định, người làm chứng, cơ quan thi hành án,.... người khác liên quan trong quá trình tố tụng dân sự.
- Đối tượng điều chỉnh của luật lao động: Các quan hệ lao động (QHLĐ) cá nhân, quan hệ lao động tập thể, quan hệ xã hội liên quan trực tiếp với QHLĐ như quan hệ xã hội về bảo hiểm, việc làm, học nghề,...
Tài sản thuộc đối tượng điều chỉnh của luật dân sự Việt Nam gồm những gì?
Tài sản trong quan hệ tài sản thuộc đối tượng điều chỉnh của luật dân sự được quy định chung trong Bộ luật dân sự 2015. Cụ thể, tại Điều 105 quy định:
“1. Tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản. 2. Tài sản bao gồm bất động sản và động sản. Bất động sản và động sản có thể là tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai.”
Tài sản thuộc đối tượng điều chỉnh của luật dân sự không chỉ đơn thuần là tài sản đó do ai sở hữu, ai có quyền sử dụng, định đoạt, chiếm hữu mà bao gồm cả việc dịch chuyển từ chủ thể này sang chủ thể khác. Sự dịch chuyển tài sản này thể hiện qua việc mua bán, tặng cho, biếu, cho vay, thế chấp,...
Kết luận
Tóm lại, đối tượng điều chỉnh của luật dân sự bao gồm quan hệ tài sản quan hệ nhân thân. Bài viết trên đây, Luật và kế toán Việt Mỹ đã phân tích chi tiết 2 loại quan hệ này, đồng thời giải đáp một số câu hỏi thường gặp về đối tượng điều chỉnh của luật dân sự. Nếu bạn còn thắc mắc nào khác thì hãy để lại lời nhắn hoặc liên hệ hotline 0981 345 339 để được đội ngũ luật sư của Luật và kế toán Việt Mỹ giải đáp chi tiết và chính xác nhất.
Thông tin liên hệ: Công ty TNHH tư vấn Luật và kế toán Việt MỹWebsite: https://ketoanvietmy.com/
Fanpage: https://www.facebook.com/congtyketoanvietmy
Hotline: 0981 345 339
Địa chỉ: Tòa VNT, 19 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội
Hệ thống chi nhánh: Liên hệ hotline của công ty để biết thêm thông tin chi tiết hoặc xem thêm tại đây.