Lý lịch tư pháp là gì? Thủ tục làm lý lịch tư pháp như thế nào? Đây là những thắc mắc của nhiều người khi có nhu cầu làm phiếu lý lịch tư pháp để chứng minh bản thân có hay không có án tích. Nếu bạn đang tìm hiểu về lý lịch tư pháp thì đừng bỏ qua những thông tin dưới đây của Việt Mỹ.
Lý lịch tư pháp là gì?
Theo Khoản 1, Điều 2 Luật lý lịch tư pháp năm 2009, lý lịch tư pháp là lý lịch về án tích của người bị kết án bằng bản án, quyết định hình sự của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật, tình trạng thi hành án và về việc cấm cá nhân đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã bị Tòa án tuyên bố phá sản.
Mục đích quản lý lý lịch tư pháp là đáp ứng nhu cầu chứng minh cá nhân có hay không có án tích, xóa án tích và tạo cơ hội cho người đã bị kết án tái hòa nhập cộng đồng, có cuộc sống tốt hơn.

Lý lịch tư pháp chứng minh một người có án tích hay không
Phiếu lý lịch tư pháp là gì?
Cũng theo Luật lý lịch tư pháp 2009, phiếu lý lịch tư pháp là một loại giấy tờ do cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu lý lịch cấp, chứng minh cá nhân có án tích hay không, bị cấm hay không bị cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã khi doanh nghiệp, hợp tác xã bị Tòa án tuyên bố phá sản.
Có mấy loại phiếu lý lịch tư pháp?
Hiện nay có 2 loại phiếu lý lịch tư pháp theo quy định của Luật lý lịch tư pháp, đó là phiếu lý lịch tư pháp số 1 và phiếu lý lịch tư pháp số 2. Mỗi loại phiếu sẽ áp dụng cho từng đối tượng cụ thể với mục đích khác nhau. Dưới đây là thông tin chi tiết về 2 loại phiếu lý lịch tư pháp:
Phiếu lý lịch tư pháp số 1 | Phiếu lý lịch tư pháp số 2 | |
Đối tượng | - Công dân Việt Nam đang cư trú tại Việt nam hoặc nước ngoài. - Người nước ngoài đã hoặc đang cư trú tại Việt Nam.Cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị-xã hội. | - Cơ quan tiến hành tố tụng. - Cá nhân |
Mục đích | Cung cấp thông tin cá nhân để quản lý nhân sự, thông tin doanh nghiệp, hợp tác xã để thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã, hoạt động đăng ký kinh doanh | - Cung cấp cho cơ quan tiến hành tố tụng thông tin nhằm phục vụ việc điều tra, truy tố và xét xử. - Cá nhân muốn biết nội dung và chứng minh lý lịch tư pháp của mình. |
Nội dung | Theo Luật lý lịch tư pháp 2009, phiếu lý lịch tư pháp số 1 có các nội dung sau: - Thông tin người được cấp; - Thông tin tình trạng án tích; - Thông tin cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã (không bắt buộc, được ghi theo yêu cầu của người được cấp) | - Thông tin người được cấp; - Thông tin tình trạng án tích; - Thông tin cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã (bắt buộc phải ghi thông tin này) |
Lý lịch tư pháp có thời hạn bao lâu?
Trong Luật lý lịch tư pháp năm 2009 và các văn bản hướng dẫn, không quy định lý lịch tư pháp có thời hạn bao lâu. Thời hạn này được quy định trong văn bản pháp luật của từng lĩnh vực hoặc phụ thuộc vào quyết định của từng cơ quan, tổ chức có nhu cầu xác minh lý lịch tư pháp của người đó.
Ví dụ, trong hồ sơ xin nhập, thôi và trở lại quốc tịch Việt Nam, phiếu lý lịch tư pháp được cấp không quá 90 ngày tính đến ngày nộp hồ sơ (Điều 20, 24, 28 Luật Quốc tịch năm 2014).
Hướng dẫn chi tiết thủ tục làm lý lịch tư pháp
Thủ tục làm lý lịch tư pháp dành cho 2 loại phiếu có sự khác biệt. Cụ thể như sau:
Phiếu số 1 | Phiếu số 2 | |
Hồ sơ | - Tờ khai yêu cầu cấp phiếu lý lịch tư pháp theo mẫu số 06/2013/TT-LLTP được ban hành kèm theo Thông tư 16/2013/TT-BTP. Nếu ủy quyền yêu cầu cấp phiếu lý lịch tư pháp số 1 thì sử dụng mẫu số 04/2013/TT-LLTP ban hành kèm theo Thông tư 16/2013/TT-BTP. - Bản chụp chứng minh nhân dân/căn cước công dân/ hộ chiếu của người có yêu cầu cấp. Xuất trình bản gốc hoặc bản sao có chứng thực (nếu không có bản gốc) để đối chiếu. - Văn bản ủy quyền có công chứng, chứng thực nếu ủy quyền cho người khác làm thủ tục, trừ trường hợp người được ủy quyền là cha, mẹ, vợ, chồng, con. - Giấy tờ chứng minh nếu được giảm hoặc miễn phí cấp lý lịch tư pháp. | Cá nhân yêu cầu cấp phiếu lý lịch tư pháp số 2 thì hồ sơ giống như phiếu số 1. Không được ủy quyền cho người khác làm thủ tục trừ cha, mẹ của người chưa thành niên. |
Nơi nộp hồ sơ | - Công dân Việt Nam nộp hồ sơ tại Sở tư pháp nơi thường trú/tạm trú. Công dân Việt Nam cư trú ở nước ngoài thì nộp tại Sở tư pháp nơi cư trú trước khi xuất cảnh. - Người nước ngoài cư trú tại Việt Nam nộp tại Sở tư pháp nơi cư trú, đã rời khỏi Việt Nam thì nộp ở Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia.Cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội gửi văn bản yêu cầu đến Sở tư pháp nơi người được cấp thường trú hoặc tạm trú. - Nếu không xác định được nơi thường trú hoặc tạm trú thì gửi văn bản yêu cầu đến Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia. | - Cá nhân yêu cầu cấp phiếu lý lịch tư pháp nộp hồ sơ tương tự như phiếu số 1. - Cơ quan tiến hành tố tụng gửi văn bản yêu cầu đến Sở tư pháp nơi thường trú hoặc tạm trú của người được cấp. - Nếu không xác định được nơi thường trú hoặc tạm trú thì gửi văn bản yêu cầu đến Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia.Trường hợp khẩn cấp thì người có thẩm quyền của cơ quan tố tụng có thể gửi văn bản yêu cầu cấp phiếu qua fax, gmail, điện thoại,... |
Lệ phí | - 200.000 đồng/ lần/ phiếu/ người.Trường hợp cấp trên 2 phiếu trong 1 lầnt rong 1 lần yêu cầuthì thu thêm 3.000 đồng/ phiếu. - Đối tượng được giảm lệ phí: học sinh, sinh viên, người có công với cách mạng, thân nhân liệt sĩ, được giảm 100.000 đồng/lần/người.Đối tượng được miễn lệ phí: trẻ em, người cao tuổi, người khuyết tật,... (Nghị định 111/2010/NĐ-CP) | Tương tự như phiếu số 1 nhưng nếu cấp trên 2 phiếu trong 1 lần yêu cầu thì thu thêm 5.000 đồng/phiếu |
Hiện nay, Bộ tư pháp cho phép người dân làm thủ tục xin cấp phiếu lý lịch tư pháp online qua website https://lltptructuyen.moj.gov.vn/home một cách nhanh chóng và dễ dàng.
Cách tra cứu lý lịch tư pháp trực tuyến
Tra cứu lý lịch tư pháp trực tuyến hỗ trợ người dân tra cứu được lý lịch tư pháp của mình một cách tiện lợi và nhanh chóng hơn. Tuy nhiên hình thức này chỉ áp dụng khi bạn nộp hồ sơ xin lý lịch tư pháp trực tuyến qua website của Bộ Tư pháp. Dưới đây là các bước tra cứu lý lịch tư pháp trực tuyến:
Bước 1: Truy cập website tra cứu lý lịch tư pháp
Truy cập trang web https://lltptructuyen.moj.gov.vn/home
Bước 2: Chọn đối tượng, điền thông tin nơi thường trú/tạm trú
Bạn chọn đúng đối tượng và thông tin thường trú/ tạm trú của mình
Bước 3: Bấm vào “Tra cứu”
Bấm vào biểu tượng tra cứu ở góc trên bên phải màn hình
Bước 4: Nhập thông tin tra cứu
Thông tin tra cứu bao gồm:
- Mã cấp: Mã đăng ký trực tuyến mà hệ thống gửi cho người dùng khi kê khai và nộp hồ sơ cấp phiếu.
- Số CMND/CCCD/hộ chiếu của người dùng.
- Mã bảo vệ màu xanh hiển thị bên dưới
Sau đó bấm Enter trên bàn phím hoặc bấm “Tra cứu” trên màn hình.
Bước 5: Xem chi tiết tình trạng thông tin lý lịch tư pháp
Hệ thống hiển thị kết quả bao gồm: thông tin hồ sơ, tình trạng xử lý, ngày hẹn xử lý. Bạn bấm vào “Xem chi tiết” để biết thêm thông tin của tờ khai.
Hy vọng với những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp trên bài viết giúp bạn bớt bỡ ngỡ khi làm thủ tục lý lịch tư pháp. Nếu bạn còn thắc mắc nào khác liên quan đến lý lịch tư pháp hoặc các vấn đề pháp luật khác, hãy liên hệ Việt Mỹ để được tư vấn cụ thể và nhanh chóng hơn.
Thông tin liên hệ: Công ty TNHH Luật và kế toán Việt Mỹ
- Website: https://ketoanvietmy.com/
- Fanpage: https://www.facebook.com/congtyketoanvietmy
- Hotline: 0981 345 339
- Địa chỉ: Tòa VNT, 19 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội
- Hệ thống chi nhánh: Liên hệ hotline của công ty để biết thêm thông tin chi tiết hoặc xem thêm tại đây.