1.Di sản văn hóa là gì?
Di sản văn hóa là di sản bao gồm các hiện vật vật thể, phi vật thể được thế hệ trước để lại cho thế hệ mai sau. Theo đó, di sản văn hóa chính là các tài sản văn hóa vật thể như di tích, cảnh quan, tòa nhà và các hiện vật như trống đồng, mâm đồng….Bên cạnh tài sản văn hóa vật thể thì còn có các tài sản văn hóa phi vật thể rất gần gũi với đời sống của con người chúng ta như các loại hình nghệ thuật dân gian, truyền thống, các kiến thức của cha ông, ngôn ngữ, tiếng nói, chữ viết….
Di sản văn hóa là di sản bao gồm các hiện vật vật thể và phi vật thể.
Ngoài ra, di sản văn hóa còn bao gồm cả di sản tự nhiên, điển hình trong số đó là các cảnh quan có tính văn hóa hay đa dạng sinh học.
2. Di sản văn hóa bao gồm những gì?
Hiện nay, di sản văn hóa được chia rõ ràng hơn thành hai loại, cụ thể gồm di sản văn hóa vật thể và di sản văn hóa phi vật thể.
Di sản văn hóa vật thể
Theo đó, di sản văn hóa vật thể chính là khái niệm dùng để chỉ các sản phẩm vật chất có giá trí về văn hóa, lịch sử, khoa học. Đây chính là những công trình do thế hệ trước để lại cho thế hệ sau bao gồm:
- Các danh lam thắng cảnh
- Các di tích văn hóa - lịch sử
- Các cổ vật, di vật hay các bảo vật của quốc gia
Di sản văn hóa phi vật thể
Khác với sự hiện hữu của di sản văn hóa vật thể thì di sản văn hóa phi vật thể được hiểu là các sản phẩm mang tính tinh thần gắn liền với các cá nhân hoặc một cộng đồng. Cùng với đó, các di sản văn hóa phi vật thể này đều có một giá trị to lớn về mặt khoa học, lịch sử hoặc văn hóa.
Nhã nhạc cung đình Huế là di sản văn hóa phi vật thể.
Điển hình trong số đó có thể kể đến như các câu ca dao truyền miệng, các loại hình nghệ thuật hát chèo, quan họ, tiếng nói, chữ viết, các lễ hội truyền thống hoặc tri thức dân gian. … Tất cả đều là “hồn cốt” của dân tộc cần được phát triển và lưu truyền cho nhiều thế hệ.
3. Giá trị của di sản văn hóa là gì?
Không ngẫu nhiên mà Nhà nước ban hành Luật di sản văn hóa và đề ra các quy định bảo vệ di sản văn hóa để mọi người đều có ý thức bảo vệ và giữ gìn. Vì hơn hết, di sản văn hóa có một vai trò vô cùng to lớn trong đời sống tinh thần cũng như đời sống kinh tế xã hội của con người chúng ta.
Trước hết, di sản văn hóa là niềm tự hào của dân tộc để có thể giao lưu với các nước. Văn hóa được xem như “bộ nhận diện thương hiệu” của một quốc gia để không bị lu mờ trước bất kỳ nước nào, đây cũng là yếu tố để thể hiện đặc trưng văn hóa của một dân tộc trong bối cảnh đa dạng văn hóa.
Một ví dụ điển hình phải kể đến đó là các cuộc thi sắc đẹp mà Việt Nam có cơ hội tham gia. Sẽ thật nhạt nhòa nếu như các người đẹp của Việt Nam không có gì để kể về văn hóa của nước mình. Nhưng thật may, người Việt Nam có quyền tự hào và hãnh diện với bạn bè thế giới về chiếc áo dài chỉ Việt Nam có tôn lên nét đẹp và đường cong mềm mại của người phụ nữ. Các thí sinh khi tham gia các cuộc thi quốc tế cũng có thể say sưa kể về Vịnh Hạ Long, phố cổ Hội An hay Cố đô Huế - nơi thu hút lượng khách du lịch “khủng” của Việt Nam.
Di sản văn hóa có giá trị vô cùng to lớn trong đời sống kinh tế cũng như đời sống tinh thần.
Bên cạnh niềm tự hào dân tộc thì di sản văn hóa cũng có một giá trị vô cùng to lớn trong việc thúc đẩy nền kinh tế phát triển, đặc biệt là trong thời kỳ đất nước đang bước vào giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Khi lượng khách du lịch đến Việt Nam ngày càng nhiều, đặc biệt là các địa điểm danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, điều này đồng nghĩa với việc các di sản văn hóa của Việt Nam đang được quan tâm, từ đó thúc đẩy sự tăng trưởng của ngành du lịch - dịch vụ. Đây cũng là yếu tố then chốt trong vấn đề tăng trưởng kinh tế trong giai đoạn công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước.
4. Luật di sản văn hóa 2001
Mời các bạn xem chi tiết Luật di sản văn hóa năm 2001 tại đây.
5. Luật di sản văn hóa 2009
Mời các bạn xem chi tiết Luật di sản văn hóa năm 2009 tại đây.
6. Luật di sản văn hóa 2010
Mời các bạn xem chi tiết Luật di sản văn hóa năm 2010 tại đây.
7. Luật di sản văn hóa mới nhất
Mời các bạn xem chi tiết Luật di sản văn hóa năm mới nhất tại đây.
Bài viết trên đây đã cung cấp đầy đủ các nội dung liên quan đến di sản văn hóa bao gồm: khái niệm về di sản văn hóa, giá trị của di sản văn hóa, cùng với đó là luật di sản văn hóa mới nhất. Hy vọng người đọc sẽ có cái nhìn tổng quan về luật di sản văn hóa, từ đó nâng cao ý thức bảo vệ và giữ gìn nét đẹp văn hóa của dân tộc.