Nhà hàng ăn uống F&B luôn là lĩnh vực "hot" dù ở bất kỳ thời điểm nào và vị trí kế toán nhà hàng là đặc biệt cần thiết để đảm bảo hoạt động tài chính của nhà hàng. Kế toán cho nhà hàng hiện đang là một trong những ngành “hot” dành cho các nhân viên kế toán. Vị trí công việc này đòi hỏi kế toán viên phải có kiến thức chuyên môn và kỹ năng tổng hợp về kế toán nhà hàng. Nhằm giúp bạn hiểu rõ hơn về vị trí công việc kế toán này, Luật và Kế toán Việt Mỹ gửi đến bạn đọc bài viết dưới đây. Hãy cùng theo dõi nhé!
Kế toán nhà hàng là gì?
Kế toán nhà hàng cũng giống như công việc kế toán thông thường nhưng có tính đặc thù là phản ánh hoạt động tài chính của nhà hàng. Các công việc của kế toán gồm ghi chép, thu thập, xử lý số liệu, cung cấp thông tin, phản ánh hoạt động tài chính của nhà hàng nhằm mục đích giúp cho các nhà quản lý đưa ra quyết định, chính sách nhằm phát triển nhà hàng.

Kế toán nhà hàng là việc thu thập, xử lý, ghi chép cung cấp thông tin tài chính của nhà hàng
Công việc của kế toán nhà hàng
Kế toán nhà hàng có sự khác biệt với kế toán khác, đó là việc tính và tổng hợp giá thành món ăn sao cho đầy đủ và chính xác. Cụ thể, công việc của kế toán nhà hàng cơ bản như sau:
Kiểm soát giá cả hàng hóa, chi phí mua vào và doanh thu dịch vụ
- Xây dựng định mức nguyên liệu cho món ăn gồm nguyên liệu chính, nguyên liệu phụ, nhiên liệu (điện, nước, gas,...). Nguyên liệu chính thường chiếm khoảng 70 - 80%, nguyên liệu phụ và nhiên liệu chiếm 20 - 30% giá thành của món ăn, đồ uống.
- Hạch toán hóa đơn mua vào, bán ra.
- Trường hợp mua hàng ngoài chợ thì hạch toán TK 621, lập bảng kê nhưng không cần nhập kho.
- Trường hợp hàng hóa chuyển bán như nước ngọt, bia, rượu,... thì kế toán theo dõi và hạch toán vào TK 156.
- Lập báo cáo theo dõi nguyên liệu, hàng hóa mua vào, bán ra.
- Lập bảng đối chiếu kiểm kê tồn kho trên sổ sách với tồn kho thực tế.
- Lập bảng đối chiếu công nợ, bảng tổng hợp công nợ.
- Báo cáo thuế.
- Định kỳ kiểm kê chất lượng, số lượng, hạn sử dụng của nguyên liệu, hàng tồn kho.
- Hàng tháng kiểm kê tài sản, máy móc, công cụ.
- Hàng tháng thực hiện công việc hạch toán phân bổ CCDC, khấu hao tài sản cố định, chi phí dài hạn, ngắn hạn.
- Kê khai thuế GTGT, thuế TNCN.
- Lập báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn.
- Cuối năm lập báo cáo tài chính.
Xuất hóa đơn đầu ra
- Lập phiếu thanh toán (kèm phiếu order nếu có).
- Xuất hóa đơn, hóa đơn VAT khi khách có yêu cầu.
- Lập bảng kê chi tiết món ăn kèm hóa đơn.
- Lập phiếu xác nhận hoặc hợp đồng kinh tế trong trường hợp khách đặt bàn trước.
- Lập bảng tổng hợp công nợ, báo cáo thuế, báo cáo sử dụng hóa đơn, đối chiếu công nợ vào cuối mỗi tháng.
Giá thành món ăn
Kế toán nhà hàng cần xác định nguyên liệu chính, nguyên liệu phụ, nhân công, nhiệt liệu (gas,...), chi phí sản xuất chung,... để tính vào giá thành của từng món ăn. Chi phí cho nguyên liệu chính cần tính được chiếm bao nhiêu % rồi tính đến nhiệt liệu, nguyên liệu phụ,...

Kế toán nhà hàng cần xác định chi phí nguyên liệu chính, phụ, nhiên liệu, nhân công chế biến để tính giá thành của từng món ăn
Quy trình kế toán nhà hàng
Quy trình làm kế toán nhà hàng thực hiện như sau:
Bước 1: Theo dõi hàng xuất - nhập
Bước 2: Kiểm soát giá hàng hóa mua vào
Bước 3: Quản lý định mức tồn kho, đặt hàng
Bước 4: Kiểm soát hàng tồn, xuất nhập tồn
Bước 5: Kết hợp với kế toán thanh toán làm thanh toán cho nhà cung cấp
Bước 6: Quản lý tài sản cố định, công cụ, dụng cụ
Bước 7: Tính định mức tiêu hao nguyên vật liệu
Bước 8: Kiểm tra, quản lý thanh toán, doanh thu
Bước 9: Tính giá thành từng món ăn, tính giá thành theo từng khách, từng ngày
Bước 10: Báo cáo chi phí, hàng hóa, tài sản cố định, công cụ, dụng cụ.
Bước 11: Hạch toán
Chứng từ cần biết về kế toán nhà hàng
Để làm tốt công việc kế toán nhà hàng thì kế toán viên cần nắm bắt được những loại chứng từ, giấy tờ sau:
Kiểm soát nguyên liệu, hàng hóa mua vào
- Với hàng hóa mua ở chợ, tạp hóa và được nhập thẳng vào nhà bếp, quầy bar:
+ Bảng kê hàng hóa mua vào
+ Phiếu chi tiền
+ Hóa đơn lẻ của nhân viên thu mua
+ Bảng đối chiếu công nợ
- Với hàng hóa chuyển bán như nước ngọt, rượu, bia,...:
+ Phiếu chi tiền, ủy nhiệm chi (nếu hóa đơn mua vào < 20 triệu đồng)
+ Hóa đơn GTGT hoặc hóa đơn thông thường mua vào
+ Hợp đồng thanh lý (nếu có)
+ Phiếu nhập kho
+ Phiếu giao hàng (nếu có)
+ Giấy đề nghị thanh toán (nếu có)
+ Biên bản đối chiếu công nợ theo từng đợt
Thực hiện xuất hóa đơn đầu ra
- Phiếu thanh toán và phiếu order (nếu có)
- Hóa đơn GTGT
- Bảng kê chi tiết món ăn đi kèm với hóa đơn.
- Phiếu xác nhận dịch vụ, hợp đồng kinh tế nếu khách đặt bàn trước.
- Thanh lý hợp đồng.
- Phiếu thu tiền nếu khách thanh toán tiền mặt.
- Hóa đơn hoặc phiếu báo có của ngân hàng nếu khách thanh toán qua thẻ ngân hàng.

Hóa đơn, phiếu thanh toán, phiếu chi,... là những chứng từ mà kế toán nhà hàng cần biết
Phân biệt kế toán nhà hàng theo Thông tư 200 và Thông tư 133
Kế toán nhà hàng theo Thông tư 200/2014/TT-BTC và Thông tư 133/2016/TT-BTC có những sự khác biệt cơ bản như bảng dưới đây:
Nội dung | Thông tư 200 | Thông tư 133 |
Đối tượng áp dụng | Tất cả nhà hàng | Chỉ áp dụng cho nhà hàng nhỏ vừa vừa với vốn điều lệ dưới 10 tỷ và số lao động bình quân dưới 300 người/năm |
Báo cáo tài chính | Hệ thống báo cáo gồm: - Bảng cân đối kế toán - Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh - Báo cáo lưu chuyển tiền tệ và thuyết minh báo cáo tài chính | Hệ thống báo cáo gồm: - Bảng cân đối kế toán - Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh - Thuyết minh báo cáo tài chính |
Hệ thống tài khoản | - TK 1113, 1123: Vàng tiền tệ - TK 1131, 1132: Tiền đang vận chuyển - TK 1218: Chứng khoán và công cụ tài chính khác - TK 1362: Phải thu nội bộ về chênh lệch tỷ giá - TK 1363: Phải thu nội bộ về chi phí đi vay đủ điều kiện được vốn hóa. - TK 153, TK 155, TK 156 có TK cấp 2 - TK 158: hàng hóa kho bảo thuế - TK 161: chi sự nghiệp (1611 / 1612 chi sự nghiệp năm trước / năm nay) - TK 171: giao dịch mua bán lại trái phiếu chính phủ - TK 242: tài sản thuế thu nhập hoãn lại. - TK 244: Cầm cố, thế chấp, ký quỹ, ký cược …. | - TK 153, 155, 156 - TK 1386 |
Cách hạch toán kế toán nhà hàng ăn uống
Theo quy định tại Thông tư 200/2014/TT-BTC, có 2 phương pháp hạch toán kế toán nhà hàng là phương pháp kê khai thường xuyên và phương pháp kiểm kê định kỳ. Tùy theo mô hình của nhà hàng mà kế toán nhà hàng lựa chọn phương pháp phù hợp.
Hạch toán kế toán nhà hàng theo phương pháp kê khai thường xuyên
Trước khi hạch toán kế toán nhà hàng theo phương pháp này, kế toán cần tập hợp chi phí 621, chi phí 622, chi phí 627 và sử dụng tài khoản 154 để hạch toán.
Tập hợp chi phí 621
- Căn cứ vào hóa đơn mua vào, kế toán thực hiện hạch toán:
+ Nợ TK 152, 156.
+ Nợ TK 133.
+ Có TK 331, 111, 112…
- Căn cứ vào định mức và mỗi lần xuất hóa đơn bán ra về số lượng, thực hiện hạch toán chi phí NVL:
+ Nợ TK 621.
+ Có TK 152, 111, 112,… Cuối kỳ kết chuyển vào TK 154.
+ Nợ TK 154
+ Nợ TK 632.
+ Có TK 621.
Tập hợp chi phí 622
+ Nợ TK 622.
+ Có TK 334.
+ Nợ TK 154.
+ Có TK 632.
+ Có TK 622.
Tập hợp chi phí 627
- Các chi phí chung bao gồm: thuê mặt bằng, khấu hao TSCĐ,…:
+ Nợ TK 627.
+ Nợ TK 133 (nếu có).
+ Có TK 331, 111, 112…
- Cuối kỳ:
+ Nợ TK 154
+ Nợ TK 632.
+ Có TK 627.
Hạch toán tài khoản 154
- Tập hợp giá thành ghi:
+ Nợ TK 154.
+ Có TK 621, 622, 627
- Nếu xuất hóa đơn thì hạch toán giá vốn:
+ Nợ TK 632 – giá vốn hàng bán.
+ Có TK 154
- Sử dụng dịch vụ tiêu dùng trong nội bộ:
+ Nợ TK 641, 642.
+ Có TK 154.
Hạch toán kế toán nhà hàng theo phương pháp kiểm kê định kỳ
Kế toán nhà hàng hạch toán theo phương pháp kiểm kê định kỳ sử dụng tài khoản 611 và tài khoản 631.
Hạch toán TK 611
- Đầu ký kế toán, kết chuyển trị giá NVL, công cụ, dụng cụ tồn kho:
+ Nợ TK 611.
+ Có TK 152, 153.
- Mua nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ:
+ Nợ TK 611.
+ Nợ TK 133.
- Cuối kỳ kiểm kê, xác định trị giá thực tế NVL, công cụ dụng cụ xuất sử dụng để kinh doanh trong kỳ:
+ Nợ TK 621, 623, 627, 641, 642, 241.
+ Có TK 611
- Cuối kỳ kết chuyển trị giá thực tế NVL, công cụ, dụng cụ tồn:
+ Nợ TK 152.
+ Nợ TK 153.
+ Có TK 611.
Hạch toán 631
- Kết chuyển chi phí sản xuất, kinh doanh, chi phí dịch vụ dở dang đầu kỳ:
+ Nợ TK 631.
+ Có TK 154.
- Cuối kỳ kế toán, kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp vào giá thành sản xuất:
+ Nợ TK 631.
+ Nợ TK 632.
- Cuối kỳ kế toán, Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp vào giá thành sản xuất:
+ Nợ TK 631.
+ Nợ TK 632.
- Tính toán chi phí phân bổ và kết chuyển chi phí sản xuất chung vào tài khoản giá thành sản xuất theo từng loại sản phẩm, nước uống, dịch vụ:
+ Nợ TK 631.
+ Nợ TK 632.
- Cuối kỳ kế toán, thực hiện kiểm kê và xác định giá trị sản phẩm, dịch vụ dở dang:
+ Nợ TK 154.
+ Có TK 631.
- Giá thành dịch vụ hoàn thành:
+ Nợ TK 632.
+ Có TK 631.
- Sử dụng dịch vụ tiêu dùng (nội bộ):
+ Nợ TK 641, 642.
+ Có TK 631.
Kinh nghiệm làm kế toán nhà hàng hiệu quả nhất
Bạn muốn thực hiện tốt công việc kế toán nhà hàng đạt hiệu quả cao thì bạn có thể tham khảo những kinh nghiệm được chúng tôi đúc kết dưới đây:
- Xác định cụ thể món ăn, dịch vụ đầu ra để xây dựng định mức NVL và giá thành từng món ăn, dịch vụ đầy đủ, chính xác.
- Am hiểu quy trình, quy chuẩn, chuẩn mực hạch toán, kế toán, cách lập báo cáo cũng như cách cân đối chi phí.
- Nên phân bổ chung các loại chi phí nhiên liệu như gas, điện, nước,...
- Nhân viên làm việc tại nhà hàng thường là theo ca, vì thế kế toán nên theo dõi giờ làm việc, mức lương để làm bảng lương và trả lương đúng cho nhân viên, đồng thời tiện theo dõi và điều hành chéo khi cần thiết.
- Luôn luôn kiểm tra lại các công việc, số liệu khi làm báo cáo.
- Sắp xếp, lưu trữ giấy tờ, chứng từ một cách cẩn thận.

Sắp xếp, lưu trữ chứng từ, hóa đơn, hồ sơ cẩn thận giúp ích rất nhiều cho công việc của kế toán ngân hàng
Kết luận
Trên đây là những thông tin cơ bản nhưng cũng là quan trọng nhất về kế toán nhà hàng. Để làm tốt công việc này bạn cần chuẩn bị cho mình hành trang kiến thức chuyên môn vững vàng, kinh nghiệm thực tế và kỹ năng làm việc với những con số. Nếu chưa thực sự tự tin thì bạn có thể tham khảo các khóa học kế toán từ cơ bản đến chuyên sâu tại Luật và Kế toán Việt Mỹ.
Ngoài ra, nhà hàng, doanh nghiệp trên TOÀN QUỐC muốn sử dụng dịch vụ Kế toán trọn gói, uy tín, chuyên nghiệp thì hãy đến với Việt Mỹ. Trải qua hơn 10 năm hình thành và phát triển, Luật và Kế toán Việt Mỹ sở hữu đội ngũ kế toán trưởng, chuyên gia kế toán dày dặn chuyên môn và có kinh nghiệm làm việc thực tế với năng lực tốt, nhiệt huyết cống hiến và tận tâm chăm sóc khách hàng. Với tôn chỉ hoạt động “ĐÚNG LUẬT – BẢO MẬT – TỐI ƯU”, Việt Mỹ cam kết sẽ mang tới giải pháp kế toán, kiểm toán, thuế chuyên nghiệp, uy tín với chi phí tốt nhất cho Quý khách hàng.
Thông tin liên hệ: Công ty TNHH Luật và kế toán Việt Mỹ
Website: https://ketoanvietmy.com/
Fanpage: https://www.facebook.com/congtyketoanvietmy
Hotline: 0981 345 339
Danh sách chi nhánh: Liên hệ hotline công ty hoặc xem TẠI ĐÂY